Là một trong những thương hiệu đồng hồ danh giá nhất thế giới, Hàng hiệu siêu cấpRolex được cho là đang sản xuất gần 1 triệu sản phẩm mỗi năm. Vậy vì sao khách hàng vẫn than phiền về tình trạng khan hiếm của Rolex?
Chip bán dẫn, ô tô cũ và đồng hồ Rolex - đâu là từ không cùng loại?
Đây đều là những sản phẩm ngày càng khó để mua, giá cả cứ tăng dần đều sau mỗi năm. Tuy nhiên, khác với hai thứ trước, sự khan hiếm của đồng hồ Rolex lại là một chiêu bài chiến lược.
Quả thực, ở giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, các nhà sản xuất đồng hồ đã gặp phải sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, Adam Golden - người buôn đồ cổ ở Menta Watches - cho biết, những vấn đề trong năm qua chỉ là một đốm sáng nhỏ so với những xu hướng lớn đang xảy ra trên thị trường đồng hồ xa xỉ nói chung và với Rolex nói riêng.
"Dường như Rolex đã cấu trúc hoạt động kinh doanh theo cách mà họ có thể kiểm soát việc phân phối và việc ai nhận được sản phẩm gì ở cấp bán lẻ", ông nói.
Theo Golden, khoảng 10 năm trước, hầu hết các mẫu sản phẩm đều có sẵn theo nhu cầu từ các đại lý được ủy quyền (AD) của hãng.
Gần đây, Golden đã ghé thăm một cửa hàng tại Florida (Mỹ). Nơi đó chỉ còn sẵn một chiếc Rolex Datejust dành cho nữ, do khách đặt hàng xong lại hủy đơn.
Tại Texas (Mỹ), nhà đầu tư bất động sản Tyron McDaniel cũng than phiền trên mạng xã hội rằng ông không thể tìm được bất kỳ chiếc Rolex nào dành cho nam tại cửa hàng. Nhiều nơi thậm chí sẽ không nhập thêm đồng hồ về trong vòng 1-1,5 năm tiếp theo.
Golden cho biết, thật ra đồng hồ vẫn được cung cấp cho các đại lý ủy quyền yêu thích của hãng, nên việc tồn đọng đơn hàng là không có thật. Rolex được cho là vẫn sản xuất khoảng 1 triệu chiếc đồng hồ mỗi năm.
"Rolex muốn duy trì hình ảnh khan hiếm của sản phẩm,rolex day date siêu cấp để khách hàng tưởng rằng nhu cầu mua Rolex cao đến mức họ không kịp sản xuất để đáp ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi nghĩ đây chỉ là một chiến lược phân phối hàng có kiểm soát để giữ cho nhu cầu mua hàng luôn ở mức cao", ông nhận định.
Hiện tại, Rolex vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về câu chuyện này.
Tình trạng khan hiếm ảo này còn dẫn tới một hiện tượng khác, đó là sự bùng nổ về giá của những chiếc đồng hồ cũ trên thị trường mua bán lại. Ở đó, sản phẩm được săn lùng với mức giá cao hơn hẳn so với các cửa hàng bán lẻ.
Chẳng hạn, một chiếc đồng hồ thép Daytona được quảng cáo trên trang web của Rolex có giá là 13.150 USD (301 triệu VNĐ). Thế nhưng, cũng sản phẩm đó trên Chrono24 - nền tảng thương mại điện tử chuyên mua bán lại đồng hồ xa xỉ - lại có giá tới 36.000 USD (825 triệu USD). Liệu còn tài sản nào có thể tăng giá nhanh như vậy ngay sau khi mua?
Rolex không phải sản phẩm duy nhất được săn lùng với mức giá cao, nhưng đó là thương hiệu hàng đầu trên thị trường đồng hồ đã qua sử dụng. Theo báo cáo gần đây của McKinsey, mức doanh thu của thị trường này có thể tăng từ 29 tỷ USD tăng lên 32 tỷ USD vào năm 2025.
"Rolex có thể làm một số việc để khắc phục tình hình hiện tại và gia tăng nguồn sản phẩm, cũng như hạn chế thị trường thứ cấp", Golden nói. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng họ sẽ chọn không làm việc đó bởi chiến lược khan hiếm đem lại lợi ích kinh doanh cho họ".
Trên mạng xã hội, một người dùng đã giới thiệu cho nhà đầu tư McDaniel những siêu phẩm đồng hồ cơ được chế tác bằng tay vô cùng tinh xảo đến từ nhà sản xuất Nomos Glashütte của Đức. ROLEX Sản phẩm đắt nhất của hãng này có giá lên tới 21.500 USD (493 triệu USD).
"Đồng hồ đẹp đấy!", ông bình luận. "Nhưng nó vẫn không phải là Rolex".
【Bài viết liên quan】:THE NORTH FACE siêu cấp
No comments:
Post a Comment